Kinh nghiệm đi Chùa Tam Chúc ngôi chùa lớn nhất thế giới, chỉ dẫn hướng đi, mua vé xe điện, mua vé thuyền vào Chùa chiêm bái Phật Tổ, Quan Thế Âm, Phật Ngọc.

Update bảng giá dịch vụ tại Chùa Tam Chúc 2022

Vé đò loại 10 khách/1 đò: 200,000/1 khách

Vé tàu VIP (có tiệc trà): 250,000/1 khách

Vé xe điện: 50,000/1 khách (khách xá – chùa cổ)

Vé thuyền phổ thông + xe điện: 240,000/1 người 

Vé thuyền VIP + xe điện: 270,000/1 người

Ăn buffet trưa tại nhà hàng Thủy Đình: 130,000/1 người

Ăn set menu từ 130,000/1 người

Ăn tối trên thuyền từ 300,000/1 người

Quý khách vui lòng gửi xe tại bãi, xếp hàng khai báo y tế và mua vé tại quầy. Mọi chỉ dẫn tại quầy bán vé hoặc nhân viên bán vé sẽ hướng dẫn khi mua.

♥ Xem thêm: Kinh nghiệm đi Cát Bà mới nhất, Tour Vịnh Lan Hạ 1 ngày từ Hà Nội / Hải Phòng

KINH NGHIỆM ĐI CHÙA TAM CHÚC – NGÔI CHÙA LỚN NHẤT THẾ GIỚI.

Tổng quan Khu du lịch Chùa Tam Chúc

Tam Chúc là một khu du lịch quốc gia với tổng diện tích 5,100 héc ta. Bao gồm các công trình văn hóa, thể thao được xây dựng lấy hồ Tam Chúc rộng 500 héc ta là tâm điểm.

Khu du lịch Tam Chúc có tổng vốn đầu tư 11,000 tỷ, địa chỉ tại xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

Khu du lịch Tam Chúc là dự án quốc gia do chủ đầu tư Xuân Trường xây dựng.

Tượng phật Chùa Tam Chúc
Tượng Phật Tổ Chùa Tam Chúc

Khu du lịch Tam Chúc gồm các hạng mục

  1. Khu trung tâm đón tiếp
  2. Khu văn hóa tâm linh Tam Chúc
  3. khu bảo tồn tự nhiên Quèn Vồng
  4. Hồ Tam Chúc
  5. Khu nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe và du lịch cộng đồng Tam Chúc
  6. Khu sân golf Kim Bảng
  7. Hồ Ba Hang
  8. Trung tâm dịch vụ hậu cần phục vụ hoạt động khu du lịch

Hướng dẫn đến Khu du lịch Chùa Tam Chúc

Từ bờ hồ Hoàn Kiếm chạy thẳng cao tốc Pháp Vân đến nút giao Vực Vòng, tiếp đó nối vào QL 21 đến Chùa. Tổng số di chuyển khoảng 66km.

Ngoài ra nếu kết hợp tham quan Chùa Hương có thể đi theo hướng Hà Nội » Chùa Hương » Chùa Tam Chúc trong thời gian 1 ngày làm lễ và tham quan.

Các điểm rẽ từ cao tốc 1A đi Tam Chúc cụ thể:

  1. Trạm thu phí Pháp Vân – Cầu Giẽ
  2. Nút giao Đại Xuyên
  3. Nút giao Vực Vòng 
  4. Nút giao Liêm Tuyền 

Khu du lịch Tam Chúc cách Hà Nội bao nhiêu KM?

  • KDL tâm linh Chùa Tam Chúc cách Hà Nội khoảng 62-66km. Thời gian di chuyển 1 giờ 30 phút
  • TP Bắc Giang 110km thời gian di chuyển 2 giờ theo cao tốc
  • TP Bắc Ninh 90km thời gian di chuyển 1 giờ 45 phút theo cao tốc
  • TP Vĩnh Yên 110km thời gian di chuyển 2 giờ theo cao tốc
  • TP Hải Phòng 109km thời gian di chuyển 2 giờ 30 phút theo quốc lộ 10

Chùa Tam Chúc thờ ai?

Tam Chúc cổ được xây dựng từ thời nhà Đinh, gắn với truyền thuyết “Tiền Lục nhạc – hậu Thất Tinh”.

Ban Tam Bảo chùa Tam Chúc Hà Nam
Khóa lễ tai ban Tam Bảo

Theo đó, trên dãy núi 99 ngọn nằm ở phía Tây Nam hướng về chùa Hương có 7 ngọn núi gần làng Tam Chúc.

Tích xưa kể lại cả 7 ngọn núi này đều xuất hiện một đốm sáng lớn tựa như 7 ngôi sao, sáng suốt đêm ngày. Ánh sáng lung linh từ trên cao rọi xuống một vùng rộng lớn.

Dân làng gọi đó là núi “Thất Tinh” và ngôi chùa ở đây được gọi là chùa “Thất Tinh”.

Sau đó, có người đến núi Thất Tinh đục đẽo, hòng lấy đi 7 ngôi sao đặc biệt đó.

Họ chất củi thành đống lớn và đốt nhiều ngày khiến cho 4 ngôi sao bị mờ dần đi, cuối cùng chỉ còn lại 3 ngôi sao.

Tượng Phật tại chùa Tam Chúc
Thờ Phật tổ tại ban Tam Bảo

Vì thế, chùa “Thất Tinh” sau này được đổi thành chùa “Ba Sao” và thị trấn Ba Sao (Kim Bảng) cũng được lấy tên gọi từ tích ấy.

Trụ trì chùa Tam Chúc là ai?

Trụ trì chùa Tam Chúc là hòa thượng Thích Thanh Nhiễu. Hiện đang là Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Ngoài ra, chùa Tam Chúc còn là nơi các thiền sư Khuông Việt, Đỗ Pháp Thuận, Đặng Huyền Quang, Trương Ma Ni tu hành.

Trụ trì chùa Tam Chúc
Sư Thầy đang giảng kinh cho tăng ni phật tử

Kinh nghiệm đi Chùa Tam Chúc 1 ngày từ Hà Nội.

Chia sẻ cách đi lại

Một buổi sáng mùa thu xe chúng tôi lăn bánh trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ. Con đường rất đẹp và cách nhanh nhất là rẽ vào nút giao thông Vực Vòng.

Xe chạy đến thị trấn Ba Sao đông vui nhộn nhịp, đôi khi cũng gặp nhiều ổ gà. Tổng thời gian chạy 1 giờ 30 phút là tới nơi.

Đường vào thị trấn Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam
Từ QL 38 vào đường đô thị 711, Hà Nam

Cổng khu du lịch Chùa Tam Chúc lớn, đẹp và hoành tráng, một bên là hồ Tam Chúc, môt bên còn chưa xây dựng. Con đường thẳng tắp dẫn vào bãi xe.

Cổng khu danh thắng Chùa Tam Chúc
Cổng vào khu du lịch Tam Chúc

Bãi xe ở đây rất rộng, các hàng quán bán đồ lưu niệm, mũ, đồ ăn nhẹ vô cùng tiện lợi và không có chuyện chặt chém.

Vé gửi xe áp dụng ô tô 10,000đ/1 lượt, xe máy 5,000đ/1 lượt.

Chụp một bức hình đánh dấu đã đặt chân đến Chùa Tam Chúc, phía sau là khu tiếp đón, nhà hàng, quầy bán vé xe điện và bến thuyền.

Chụp ảnh lưu niệm tại chùa Tam Chúc
Chụp ảnh lưu niệm

Giá vé Chùa Tam Chúc bao nhiêu tiền?

Khu du lịch Chùa Tam Chúc không mất vé vào cổng!

Để vào mua vé bước đầu là rửa tay và đo thân nhiệt. Sau đó khung cảnh choáng ngợp cứ rõ nét trong từng bước đi.

Hồ Tam Chúc gió lộng, cá vàng, cá tự nhiên cứ bơi nhẹ nhàng. Du khách tíu tít chụp ảnh check in, đặc biệt các bạn đến từ Sài Gòn rất thích thú.

Quầy vé và hướng dẫn tham quan được bố trí ở hai bên của nhà chờ rất khoa học. Bảng giá vé, thực đơn, thước đo chiều cao rất rõ ràng và chính xác.

Bảng giá dịch vụ vận chuyển tại Chùa Tam Chúc
Bảng giá vé xe điện, vé thuyền và thực đơn ăn trưa cũ. HIện tại Tam Chúc thay đổi giá, bà con update tại quầy vé.

Lưu ý khi mua vé xe điện và vé thuyền

Tại chùa Tam Chúc không bán vé xe điện, vé thuyền , cho thuê trọn gói. Quy định chung là mua vé, xếp xe/ thuyền và di chuyển.

Xe điện Chùa Tam Chúc
Quầy soát vé xe điện Chùa Tam Chúc rất hiên đại

Giá vé xe điện Chùa Tam Chúc mùa lễ hội: 00,000đ/1 người/2 chiều

Giá vé thuyền Chùa Tam Chúc mùa lễ hội: 240,000đ/1 người/ Đi thuyền + về xe điện

Kinh nghiệm đi chùa Tam Chúc – Hướng dẫn tham quan

Để tham quan Chùa Tam Chúc nhanh, đầy đủ, an toàn và không bị lạc. Các bạn đi theo lộ trình như dưới đây.

Cổng vào » Bến thuyền » Cổng Tam Quan » Vườn Cột Kinh » Điện Quán Âm » Điện Giáo Chủ » Điện Tam Thế » Chùa Ngọc.

Là môt hướng dẫn chuyên tuyến Hạ Long – Cát Bà trên du thuyền kỳ cựu. Chính vì vậy tôi chọn phương án đi xe điện, tiết kiệm và nhanh hơn đi thuyền.

Khoảng cách từ điểm xuất phát đến cổng Tam Quan là 4,5km theo đường ven hồ. Thời gian đi khoảng 15 phút ngắm cảnh, ngắm hồ với hàng cây xanh.

Tham quan lễ Phật tại chùa Tam Chúc

Cổng Tam Quan

Cổng Tam Quan của chùa rất to và uy nghi. Chính giữa là ban thờ Phật Nằm bằng đồng đen rất đẹp và thanh tịnh, hai bên là tượng hộ pháp.

Tượng Phật nằm tại cổng Tam Quan chùa Tam Chúc
Thắp hương lễ Phật và hai vị hộ pháp tại cổng Tam Quan
Mặt sau cổng Tam Quan
Mặt sau cổng Tam Quan hướng vào vườn Cột Kinh

Thiết kế của chùa dành hai lối đi bên phải (cánh tả) và bên trái (cánh hữu) dẫn lên các điện thờ rất rộng.

Vườn cột kinh

Giữa khoảng sân từ cổng Tam quan tới điện Quán Âm có 32 cột kinh được bằng đá xanh Thanh Hóa, cao 13,5m, rộng khoảng 2m, mỗi cột nặng khoảng 200 tấn.

Vườn cột kinh ở chùa Tam Chúc
32 Cột Kinh bằng đá nặng 200 tấn tại Chùa

Đế cột là khối đá tròn được tạo hình cánh sen xung quanh, phía trên phần thân cột là một đấu cột hình lục giác, phía trên đấu cột là một bát đỡ một nụ sen.

Những lời Phật dạy sẽ được khắc lên những cột kinh này để nhắc nhở thế hệ hiện tại cũng như mai sau tu nhân tích đức.

Điện Quán Âm

Qua vườn cột kinh, leo thêm vài chục bậc đá nữa đến Điện Quán Âm. Sân vô cùng rộng tạo nên khung cảnh thoáng đãng phóng mắt ra vườn Cột Kinh.

Bức phù điêu lớn được trạm khắc bằng đá núi lửa chính diện. Hai bên là rồng bằng đá đang chầu.

Điện Quán Âm chùa Tam Chúc
Mặt trời chiếu rọi ánh hào quang trên Điện Quán Âm

Tôi niệm Nam Mô A Di Đà Phật và bước nhẹ vào cửa cạnh (cánh tả). Vẻ nguy nga hiền từ của đức Phật Quan Thế Âm bằng đồng đen khiến tâm trí tôi nhẹ nhàng, thanh thản.

Phật bà Quan Âm tại chùa Tam Chúc
Tượng Phật bà Quan Âm

Xung quanh tường là những bức phù điêu kể về quá trình tu hành và gieo yêu thương đến phàm trần.

Bức phù điêu Quan Âm Bồ Tát
Bức phù điêu Quan Âm Bồ Tát trên tường
Cửa vào điện Quan Âm
Rồng ngậm ngọc tại Cửa vào điện Quán Âm
Điện Quán Âm có sân rất rộng
Khoảng sân rất rộng từ Điện Quán Âm nhìn thẳng ra vườn Cột Kinh và cổng Tam Quan

Sau khi làm lễ, ghi lại những bức hình đẹp tai Điện Quán Âm thì tiếp tục đi lên Điện Giáo Chủ có biển chỉ dẫn rất dễ nhìn.

Biển chỉ dẫn Chùa Tam Chúc
Biển chỉ dẫn từ Điện Quán Âm lên Điện Giáo Chủ, có cả toilet phục vụ bà con

Ở đây có cây bán hàng tự động, nhằm hạn chế việc bán hàng tại quầy. Ở đây bán chủ yếu là nước phục vụ bà con.

Đường lên Điện Giáo Chủ
Bóng cây che mát đường lên Điện Giáo Chủ, phong cảnh thật bắt mắt và vút tầm nhìn

Điện Giáo Chủ

Hướng vào từ phía cánh tả là cả một khoảng sân rộng lớn, nhiều cây xanh. Chính diện bên hiên có 3 pho tượng phật, bên cạnh đó là 4 pho tượng khác rất uy nhiêm.

Ở giữa sân của điện Giáo Chủ là vạc đồng khổng lồ, hai con hạc bằng đồng đang chầu đỉnh hương.

Điện Giáo Chủ nơi thờ phật Thích Ca
Điện Giáo Chủ nơi thờ Phật Thích Ca
Lư hương khổng lồ chính sân Điện Giáo Chủ
Vạc đồng Phổ Minh  khổng lồ chính sân Điện Giáo Chủ
Tượng phật chùa tam chúc
Bên tả và bên hữu là hai hàng tượng phật đang tu hành

Bước vào cửa cạnh bên cánh tả một không gian rất rộng cũng giống như điện Quán Âm. Phía sau phật Thích Ca, giàn giáo vẫn còn đang thi công dở dang.

Phật Thích Ca ở chùa Tam Chúc
Điện Giáo Chủ nơi thờ đức phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng đen nặng 200 tấn

Mời các bạn tiếp tục tham quan lễ phật tại ban Tam Bảo.

Điện Tam Thế

Bước trên từng bậc đá dưới cái nắng như mùa hè. Du nóng nhưng trong lòng nhẹ nhàng vô cùng và tôi đã đến ban Tam Bảo.

Nhìn thẳng từ sân vào thì bên cánh tả (phải) là ban Thờ Tổ. Thờ những người có công trong sự phát triển và xây dựng chùa Tam Chúc.

Bên cánh hữu (trái) là điện Tứ Ân, thờ những người có công tôn tạo di tích.

Phía dưới ban thờ Tổ là khách sạn phục vụ du khách tới tham quan, nghỉ dưỡng hoặc các khóa kinh.

Chính giữa là ban Tam Bảo rất lớn và choáng ngợp.

Ban Tam Bảo chùa Tam Chúc
Điện Tam Thế (Quá khứ – Hiện tại – Tương Lai)

Hương trầm lan tỏa khắp mọi nơi, tiếng kinh cầu nhè nhẹ nhưng sâu lắng. Tất cả tương phật đều đúc bằng đồng đen, phía sau là lá bồ đề dát vàng tỏa sáng.

Một góc khác tại ban Tam Bảo
Tượng Phật Tổ ở ban Tam Bảo cùng nhiều tượng phật nhỏ khác

Sau khi làm lễ Phật tại ban Tam Bảo xong là quãng đường khó nhất tại Chùa Tam Chúc. Đường đi lên Chùa Ngọc hay Đàn Tế Trời còn rất cao và xa.

Chùa Ngọc – Đàn Tế Trời.

Đàn Tế Trời trên đỉnh núi Thất Tinh được xây dựng bằng đá nguyên khối nặng 2.000 tấn. Đàn Tế Trời do kỹ sư Việt Nam và Ấn Độ phối hợp thành công.

Để lên được Chùa Ngọc bạn phải vượt qua 299 bậc đá và lên đến độ cao 468m sẽ chạm tới nơi giao hòa giữa trời và đất.

Chùa Ngọc hay Đàn Tế Trời tại Chùa Tam Chúc
Đàn Tế Trời trên đỉnh Thất Tinh chùa Tam Chúc

Chùa Ngọc là điểm tham quan lễ Phật cuối và ở vị trí cao nhất. Ngoài ra bạn còn tham quan, làm lễ tại Điện Tứ Ân, Đình Tam Chúc.

Cần lưu ý gì khi đi Chùa Tam Chúc?

Vào mùa lễ hội chùa Tam Chúc rất đông. Việc mua vé xe điện, vé thuyền phải xếp hàng chờ đợi rất lâu, vì vậy mọi người nên ở lại khu tập trung chỉ cử 1 người đi mua vé.

Có hai phương tiện tới chùa từ nhà tiếp đón Thủy Đình là đi xe điện và đi thuyền. Các bạn nên hẹn nhau một điểm chờ cố định trước cổng Tam Quan tránh lạc mất nhau.

Mặc trang phục nhẹ nhàng, đủ ấm, đi giày, dép mềm. Tuy nhiên bạn cũng phải mang theo ô hoặc mũ đề phòng mưa phùn hoặc trời nắng.

Khi vào chùa nên làm lễ trình tại cổng Tam Quan chính giữa là tượng Phật năm, hai bên là tượng Hộ Pháp.

Hướng đi lên cánh tả (bên phải), hướng đi xuống cánh hưu (bên trái).

Khi vào lễ Phật cần lưu ý

  • Cửa chính giữa dành cho các quan.
  • Người phàm đi vào cửa cạnh bên phải, đi ra cửa bên trái.
  • Chỉ thắp một nén hương ở đỉnh ngoài sân.
  • Chỉ nên thả tiền vào hòm công đức hoặc tại bàn ghi công đức, không đặt tiền lên ban thờ.
  • Chuẩn bị lễ chay, ngọt, hương, trái cây thật đơn giản.
  • Chùa là chốn thanh tịnh, không nên nói to hay làm mất trật tự.

Du xuân Chùa Tam Chúc ăn gì?

Mặc dù mới được xây dựng và cách xa trung tâm thị trấn nhưng việc ăn uống bạn đừng lo lắng.

Hãy để cái bụng đói cho các đầu bếp của nhà hàng Thủy Đình lấp đầy khoảng trống bằng những món ăn rất ngon.

Nhà hàng Thủy Đình
Nhà hàng Thủy Đình ở tầng 3

Nhà hàng Thủy Đình ở tầng 3 của khu tiếp đón. Nhà hàng có sức chứa khoảng 500 thực khách ăn cùng một lúc.

Toàn cảnh nhà hàng Thủy Đình
Nhà hàng Thủy Đình có sức chứa 500 khách

Không gian rộng, thoáng đãng được trang hoàng bằng những bộ bàn, ghế ăn khảm ngọc trai.

Bạn sẽ có cảm giác mình được phục vụ như vua chúa thời xưa rất oai vệ.

Đang trong cơn đói và cần phải ăn nhanh để tiếp tục hành trình về Ninh Bình khảo sát Tràng An / Tam Cốc nên chúng tôi chọn set ăn mặn cho hợp vị.

Set Hàn Huyên tại nhà hàng

  1. Cơm trắng
  2. Canh cua mồng tơi
  3. Cà pháo muối
  4. Sườn xào chua ngọt
  5. Cá hấp xì dầu
  6. Đậu phụ xốt tứ xuyên
  7. Mướp đắng xào trứng
  8. Nước suối, nước ngọt

Tổng thanh toán 399,000đ cho 4 người ăn, giá rẻ bất ngờ.

Sườn xào chua ngọt - Nhà hàng Thủy Đình
Món sườn xào chua ngọt ăn trưa ở Nhà hàng Thủy Đình

Set ăn mặn Sum Vầy dành cho 4 người

Set ăn mặn Hàn Huyên dành cho 4 người, cơm canh đầy đủ

Cà pháo muối trong set hàn huyên
Cà pháo muối giòn, ngon, vừa miệng

Review về nhà hàng Thủy Đình – Chùa Tam Chúc

Nếu đánh giá thang điểm của các nhà hàng trong chương trình đi lễ chùa với tháng 10 thì Thủy Đình đạt tới 8 điểm cộng.

  1. Không gian rộng, thoáng 4 phía. Có quầy buffet nhưng phải mua vé và tùy vào từng thời điểm thích hợp nhà hàng mới tổ chức.
  2. Bàn ghế sạch sẽ và đẹp.
  3. Có quạt công nghiệp được bật khi có khách ngồi vào bàn.
  4. Nhâ viên phục vụ nhẹ nhàng, chuyên nghiệp trong bộ đồng phục.
  5. Đầu bếp nấu ăn ngon, đậm đà vừa miệng.
  6. Các món ăn tươi ngon, đầy đặn.
  7. Có hai thực đơn chay và mặn.
  8. Có gọi theo mâm phù hợp với đoàn khách cụ thể.
  9. Giá rẻ hợp lý ở một khu du lịch.

Nhà hàng ở gần Chùa Tam Chúc

Khi nhà hàng Thủy Đình đã quá đông và còn nhiều lựa chọn khác cho đoàn khách của mình.

Thị trấn Ba Sao có tương đối các nhà hàng ăn ngon và thực đơn đa dạng, phong phú.

Một số gợi ý cho bạn nếu quan tâm hãy gọi điện trực tiếp với chủ nhà hàng đặt ăn.

  1. Nhà hàng Tố Loan gần chùa nhất, nhỏ phù hợp với đoàn lẻ.
  2. Nhà hàng Hà Nam rộng, đỗ xe thuận tiện cho đoàn. Tel: 0973 333 664
  3. Xuân Trang chuyên phở bò, bánh cá rô đồng
  4. Nhà hàng Hùng Thắng Cố
  5. Nhà hàng Chim trời Núi Sẻ
  6. Nhà hàng đặc sản lẩu nướng lươn đồng
  7. Nhà hàng Hoàng Anh
  8. Nhà hàng Hảo Trúc
  9. Nhà hàng Tam Chúc lớn, đẹp sang trọng nhất. Tel: 038 992 3745
  10. Nhà hàng Lá Cọ 2 (To, đẹp nhất khu vực, có phòng riêng cho từng đoàn khách).
  11. Nhà hàng Tam Chúc Ba Sao, ra cổng rẽ phải
  12. Nhà hàng Lẩu tiến vua

Khách Xá Chùa Tam Chúc

Đến với khu du lịch Chùa Tam Chúc bạn sẽ không phải lo lắng về chỗ ăn nghỉ nữa. Khách Xá nằm ngay bên cạnh Điện Giáo Chủ trong chùa.

Khách Xá Tam Chúc
Khách Xá Tam Chúc

Khá Xá Tam Chúc vô cùng tiện ích, thuận lợi mọi mặt không khác gì khách sạn ở ngoài. Gồm 72 phòng chia ra nhiều hạng và giá phòng rất hợp lý.

Phòng đôi900,000đ
Phòng ba1,100,000đ
Phòng gia đình1,755,000đ

Để có giá tốt hợn bạn nên tham khảo giá của đại lý được ủy quyền bán. Hotlines 0976951999

Xem chi tiết Khách Xá Tam Chúc ở đây

Điểm tham quan gần Chùa Tam Chúc

  1. Chùa Ba Sao: với pho tượng Đức Phật rất lớn khi ngồi xe điện đi 1 vòng bờ hồ đã nhìn thấy.
  2. Chùa Bà Đanh: Danh bất hư truyền, vắng như Chùa Bà Đanh
  3. Khu du lịch Đền Trúc: Có Ngũ Động Thi Sơn và đền thờ Mẫu Hậu cùng Công Chúa do tướng Lý Thường Kiệt cùng nhân dân xây dựng.
  4. Ở xa hơn gần với Nam Định đó là Đền Trần Thương và Làng Vũ Đại. Hai điểm này cũng có thể kết hợp tour tham quan 1 ngày.

Những tiện ích gần Chùa Tam Chúc.

Nếu xe bạn hết xăng, đừng lo đi ra cổng rẽ trái có trạm xăng sẽ cứu bạn suốt quãng đường còn lại.

Nếu bạn có vấn đề gì về đau bụng hay bong gân thì ra cổng có bệnh viện Ba Sao và một số nhà thuốc  sẽ giúp bạn.

Như vậy chúng ta đã đi gần hết hành trình tham quan Chùa Tam Chúc rồi, bạn hãy đi và viết nốt hành trình của mình nhé.

Chúc bạn một chuyến đi vui vẻ, may mắn và thật nhiều sức khỏe.

Xe khách Hà Nội ChùaTam Chúc

Kinh nghiệm đi Chùa Tam Chúc, với cá nhân hoặc cặp đôi có nhu cầu bạn có thể lựa chọn các hình thức di chuyển như sau.

  1. Phóng xe máy theo QL1 cũ
  2. Bắt xe khách từ BX Giáp Bát / Mỹ Đình giá vé dao động 50-60,000đ
  3. Xe Limousine từ Hà Nội đi Hà Nam:
    Limo24h tổng đài đặt vé 1900272722 / 02263578578
    Hà Nam Limousine 024.36.246.246
    Cường Phát limousine 093 611 28 79
  4. Sau khi bạn bắt xe khách, limousine tới Phủ Lý, Hà Nam bạn cần phải đi tiếp xe bus Hà Nam – Hòa Bình để tới Khu du lịch Tam Chúc.
    Tần suất 20 phút có 1 chuyến bắt đầu từ bến xe Phủ Lý đi Hòa Bình. Theo QL21 qua cổng KDL Tam Chúc.
  5. Ghép xe tour Cát Bà Express từ Hà Nội đi Chùa Tam Chúc: Vào những ngày xe tour còn dư chỗ, bạn sẽ đi cùng đoàn và thanh toán 200,000đ cho 1 lượt/1 ghế.
Xe Hà Nội Chùa Tam Chúc
Xe tour Hà Nội Chùa Tam Chúc khởi hành 7:30 hàng ngày

Write A Comment