Đền Trần Thương có giếng ngọc, nơi táng tro cốt của Trần Hưng Đạo. Đền được xây dựng trên chín mảnh đất khi xưa là kho lương thực chống quân nguyên mông lần 2.

Cùng chúng tôi tham quan, vãn cảnh Đền Trần Thương. Để tìm hiểu về sự tích ngôi đền lin thiêng này.

Đền Trần Thương và sự tích lịch sử

Vùng đất thôn Trần Thương trước đây là trung tâm của sáu con ngòi nhỏ (gọi là Lục đầu khê).

Từ đây có thể dọc theo sông Long Xuyên, ra sông Hồng xuống cửa Hữu Bị, Tuần Vường vào sông Châu Giang hoặc từ đây ngược sông Hồng đi Thăng Long rồi xuôi ra biển.

Nơi đây có địa thế đẹp, giàu nguồn lương thực và thuận lợi về đường thủy.

Do đó Trần Quốc Tuấn khi đó đang làm Quốc công tiết chế đã đặt một kho lương để phục vụ cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần 2.

Tượng đài Trần Hưng Đạo
Tượng đài Trần Hưng Đạo (ảnh internet)

Sau khi đại thắng trở về, ông cắm sinh phần, lấy đây làm dân “tạo lệ”, từ đó xuất hiện thôn Trần Thương.

Thôn Trần Thương cũng là một trong ba nơi có liên quan mật thiết đến cuộc đời và sự nghiệp Trần Quốc Tuấn.

Là Kiếp Bạc, Bảo Lộc, Trần Thương. Điều đó thể hiện qua câu nói: “Sinh Kiếp Bạc, thác Trần Thương, hương Bảo Lộc”.

Ban Thờ Hưng Đạo Vương ở Đền Trần Thương
Ban Thờ Hưng Đạo Vương (Trần Quốc Tuấn)

Đền Trần Thương được xây dựng vào thời Hậu Lê, tương truyền nằm ngay trên nền kho lương của nhà Trần.

Đền có kiến trúc độc đáo mang phong cách nghệ thuật cổ đại của dân tộc Việt Nam.

Đền được trang trí bằng những họa tiết được chạm khắc công phu kết hợp nhiều kỹ thuật của người cổ đại.

Kỹ thuật chạm (kênh bong, chạm chìm, chạm nổi), kỹ thuật bào trơn, đóng bén, tạo các loại mộng và kỹ thuật xử lý vật liệu gỗ, truyền thống (vôi, cát, gạnh,…).

Khu vực xung quanh đền mang đậm dấu ấn văn hóa vật chất thời Trần.

Qua khai quật, các nhà khảo cổ học đã phát hiện nhiều vũ khí. Cùng mảnh gốm sứ mang phong cách nghệ thuật gốm sứ thời Trần (bát đĩa gốm men nâu, vàng ngà,…).

Đường dẫn vào sân Đền Trần Thương
Đường dẫn vào sân Đền Trần Thương

Hướng dẫn đi Đền Trần Thương

Đền Trần Thương ở đâu?

Đền được xây trên kho lương thực chống quân nguyên mông lần 2 do Trần Hưng Đạo cầm quân.

Đền Trần Thương có địa chỉ tại: thôn Trần Thương, xã Trần Hưng Đạo, huyện Lý Nhân, Hà Nam, Việt Nam

Đền Trần Thương cách Hà Nội bao nhiêu km?

  • Đền Trần Thương cách Hà Nội 68km đi theo cao tốc 5B – Yên Mỹ – Cầu Hưng Hà – Đền Trần Thương.
  • Cách Hà Nội 81km nếu đi theo cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ – Liêm Tuyền – Đền Trần Thương.

Chúng tôi xuất phát từ văn phòng Cát Bà Express ngay trong lòng phố cổ. Vì là xe 4 chỗ nên cũng tới cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ nhanh hơn.

Anh em cũng mò mẫm bởi lần đầu đi Đền và quyết định chọn con đường này. Đến nút giao Liêm Tuyền thì rẽ hướng đi Nam Định theo Ql21B.

Xem thêm

Đi được một đoạn thì anh lái xe rẽ trái vào con đường mới toanh và có biển chạy hướng cầu Hưng Hà. Xe vẫn chạy tiếp trên đường đô thị 971.

Và cuối cùng nhờ vào anh google thì cũng đến được cổng sau của Đền Trần Thương. Tổng thời gian khoảng 1 giờ 45 phút ngồi trên xe.

Cách đi thứ 2 cũng đến Đền rất nhanh tuy nhiên có thể bị bắn tốc độ bởi công an Hưng Yên.

Hà Nội – Cao Tốc 5B – Nút giao Yên Mỹ – Sau đó chạy thẳng qua cầu Hưng Hà và đến Đền.

Thời gian cũng khoảng 1 giờ 30 phút xe chạy  và gần hơn được 10km.

Cách thứ 3 là kết hợp đi Chùa Tam Chúc xong sẽ đi Đền Trần Thương và thời gian di chuyển chỉ khoảng 1 giờ 10 phút.

Tham quan lễ Đức Thánh Trần

Nghi Môn Ngoại

Qua cổng Nghi Môn Ngoại nhẹ bàng bước dưới hàng cây cổ thụ đầy bóng mát. Con đường dẫn vào sân Đền rất đẹp bởi được lát hoàn toàn bằng đá.

Nghi môn ngoại có kiến trúc gác 3 tầng mái, gồm 3 cổng ra vào, hai bên xây trụ biểu. Cổng giữa cũng là lối đi chính dẫn và đền, có kiến trúc 3 tầng mái, cửa cuốn vòm.

Nghi Môn Ngoại đền Trần Thương
Nghi Môn Ngoại đền Trần Thương gồm 3 cổng vào
Đường chín đạo dẫn vào đền Trần Thương
Đường chín đạo dẫn vào đền rộng 5 mét hai bên cây xanh che bóng mát

Hai bên đường là những giếng nước cổ được kè đá hộc rất cẩn thận.

Giếng nước Đền Trần Thương
Giếng nước Đền Trần Thương

Đền Trần Thương tổng có 4 giếng nước, trong đó có 1 giếng đã cạn.

Tiếng nhạc dồn dập, tiếng trống, tiếng chiêng cứ liên hồi, giọng ca lên đồng khiến lòng tôi hồi hộp.

Chắc chắn trong Đền đang có lễ hầu đồng rồi. Hương thơm nhẹ hàng, qua cổng là tấm bình phong lớn bằng đá phía sau Nghi Môn Nội.

Bình Phong tại Đền Trần Thương
Bình Phong tại Đền Trần Thương

Giữa sân là ban thờ và sân khấu đại lễ tưởng niệm 720 năm ngày mất Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.

Lễ tưởng niệm Trần Quốc Tuấn
Lễ Tưởng Niệm 720 năm ngày mất Trần Quốc Tuấn

Tiền Tế

Qua cửa vào cánh tả là đền chính gồm có 3 ban thờ. Ban thờ Tướng Yết Kiêu bên phải, ban thờ tướng Dã Tượng bên trái sơn son thếp vàng.

Ban Thờ Tướng Yết Kiêu
Ban Thờ Tướng Yết Kiêu

Chính ban được trang hoàng đầy đủ hương hoa trái, lục bình, hạc chầu sơn son. Cột kèo trạm khắc rồng vờn ngọc phía dưới là ngai vàng, bát hương.

Ban Tiền Tế đền Trần Thương
Ban Tiền Tế đền Trần Thương

Giếng Hồ Khẩu

Nối liền gian tiền tế và Trung Điện, giếng không có mái che, thông thiên. Thành giến xây bằng gạch chỉ, giếng rộng 6,39m và sâu 2,9m.

Giếng Hồ Khẩu
Giếng Hồ Khẩu

Hai bên giếng Hồ Khẩu là nhà tả, hữu nối liền với đầu hồi của nhà Tiền Tế. Có cửa mở đối xứng nhau cùng nhìn ra giếng Hồ Khẩu.

Trung Điện

Điện rất đẹp, là nơi thường xuyên cúng bái, làm lễ hầu đồng, giải hạn…Trung Điện nằm ngay phía sau giếng Hồ Khẩu, không rộng lắm nhưng rất huyền bí.

Trung Điện
Trung Điện nơi bà con nhân dân thường xuyên làm lễ

Chính giữa có xây một tòa Cổ Lâu nhô ra giếng Hồ Khẩu. Với kiến trúc 2 hai mái, 8 rồng lợp ngói rất cổ kính và có giá trị văn hóa cao.

Cổ Lâu đền Trần Thương
Cổ Lâu đền Trần Thương Hà Nam

Hậu Cung

Nằm nối liền với Trung Điện, hậu cung luôn luôn đóng cửa chỉ khi ngày tuần, ngày lễ mới được mở cho bà con vào thắp hương.

Nhà thơ Mẫu

Nhà thờ Mẫu nằm tách biệt phía sau đền chính. Nhà Mẫu có lối đi từ cổng sau và phía trước bên phải có giếng nước nhỏ bên cạnh đền chính.

Lễ hội Đền Trần Thương

Lễ hội đền Trần Thương được tổ chức vào Rằm tháng Giêng và 20 tháng Tám (Âm lịch) hàng năm, là một trong ba lễ hội vùng lớn nhất của tỉnh Hà Nam.

Lễ hội với nhiều hoạt động văn hóa dân gian đặc sắc, độc đáo, như lễ rước nước và thi bơi chải trên sông.

Từ năm 2010 đến nay, đền Trần Thương tổ chức Lễ hội phát lương (vào đêm ngày 14 tháng Giêng Âm lịch), thu hút rất đông du khách và nhân dân địa phương.

Nghi lễ phát lương có ba phần

  1. Lễ rước lương thảo từ kho lương vào trong đền làm lễ.
  2. Phần thứ hai là lễ châm đuốc và dâng hương của các đại biểu.
  3. Phần thứ ba là rước lương thảo vào hậu cung làm mật lễ.

Sau đó các túi lương tượng trưng gồm năm loại hạt (đỗ đỏ, đỗ xanh, hạt đậu nành, ngô đỏ, thóc nếp cái hoa vàng) cùng ấn phù của Đền Trần Thương được phát cho quan khách và nhân dân với mong ước một năm mới bình an, hạnh phúc và no ấm. (Nguồn Wikipedia)

Lưu ý khi đi lễ Đền Trần Thương

  1. Đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo (Trần Quốc Tuấn)
  2. Chính vì vậy bà con chuẩn bị lễ mặn, hướng hoa trái, tiền vàng, gạo, trứng đầy đủ …Phù hợp với mục đích đi lễ cầu gì? xin gì?
  3. Với các lễ hầu đồng liên hệ trực tiếp với cụ từ
  4. Trông xe ngoài Đền 20,000/1 lượt
  5. Mua vàng hương có bán ngoài cổng đền
  6. Giữ gìn vệ sinh chung, không vứt tiền xuống giếng

Kính chúc Bà Con có một mùa lễ hội thật vui.

Đầu xuân kính chúc mọi nhà

Giàu sang sung túc thuận hòa an vui

Hạnh phúc đến với muôn người

Dồi dào sức khỏe, tươi cười cả năm.

Write A Comment