Đàn Voọc khoảng 70 cá thể đang sinh sống ở khu dự trữ sinh quyển Vườn quốc gia Cát Bà. Được liệt vào sách đỏ Việt Nam và đang trong quá trình bảo tồn nhân giống.
Đặc điểm nhận dạng Voọc Cát Bà
Khác với tất cả các loài voọc trên thế giới, voọc ở đây khi sinh ra có lông màu vàng, trưởng thành sẽ chuyển thành màu đen, chỉ có chỏm lông trên đầu vẫn giữ nguyên màu.
Phải mất từ 2 năm rưỡi đến 3 năm, voọc cái mới sinh sản 1 lần. Tuy nhiên, không phải con non nào sinh ra cũng có thể sống sót.
Với bản năng duy trì nòi giống và sự thống trị đàn, voọc đực lang thang sẽ đi tìm và chiếm đàn của con đực khác. Hai con đực xảy ra cuộc chiến rất tàn ác.
Nếu con đực đầu đàn mạnh hơn thì kẻ xâm chiếm sẽ bị đánh bại thảm hại. Nếu con đầu đàn yếu hơn sẽ bị đánh bại và mất đàn.
Con đực mới sẽ thẳng tay tiêu giệt hết con non để tăng cường sự sinh sản của con cái.
Chính vì vậy hành vi theo bản năng này đã khiến việc nhân giống đàn voọc trở nên rất khó khăn.
Voọc Cát Bà có diện tích sinh sống dưới 100km vuông, và có tên trong 25 loài động vất nguy cơ tuyệt chủng nhất thế giới.
⇒ Tìm hiểu thêm về Đảo Khỉ Cát Bà
Hiện nay bảo tồn Voọc tại Cát Bà như thế nào?
Dù đã có nhiều nỗ lực bảo tồn của các tổ chức cả ở Việt Nam và nước ngoài. Nhưng loài linh trưởng đặc biệt này vẫn đang đối mặt với nhiều nguy cơ nghiêm trọng.
Tại khu vực Hang Sáng Tối, Voọc Cát Bà thường xuyên xuất hiện vào buổi sáng từ: 7:00 đến 10:00 hàng ngày. Cả đàn uống nước, kiếm thức ăn rất tư nhiên.
Từ Bến Bèo của đảo Cát Bà di chuyển ra đây khoảng 2 tiếng bằng tàu thủy. Phải rất may mắn mới bắt gặp đàn Voọc đi kiếm ăn.
Vịnh Lan Hạ có gần 400 hòn đảo đá vôi nhỏ phủ đầy màu xanh. Việc di chuyển từ đảo này sang đảo kia của Voọc phụ thuộc vào thủy triều cạn.
Vào những năm 60 của thế kỷ trước, ở Đảo Cát Bà đã từng có khoảng 3000 cá thể Voọc sinh sống. Tuy nhiên do tình trạng săn bắt, tận diệt dẫn đến dần tuyệt chủng.
Trên thế giới hiện tại chỉ còn khoảng 70 cá thể Voọc. Anh Mai Sỹ Luân – Cán bộ dự án bảo tồn voọc Cát Bà cho biết.
Một số cá thể sinh ra cũng sẽ chết đi do nguyên nhân tự nhiên hoặc do con đực đến chiếm đàn. Năm nay cũng đã mất 2, 3 con non do bị con đực giết.
Sự phát triển du lịch ồ ạt ảnh hưởng đến tự nhiên
Du lịch Cát Bà trước những năm 2014 chưa khởi sắc, chính vì vậy việc tàu thuyền lớn qua lại còn rất ít. Chủ yếu là tàu đánh cá của ngư dân, một số tàu du lịch nhỏ.
Kể từ 2015 đã có những du thuyền thường xuyên vào sâu trong Vịnh Lan Hạ. Đây cũng là một lý do ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt của đàn.
Nước thải, rác thải bừa ãi trôi và đọng lại các vũng, áng trong Vịnh Lan Hạ. Tiếng ồn do động vơ, cano, loa đài phát ra từng những con tàu.
Việc khách du lịch tiến sâu vào khu vực sinh sống của Voọc Cát Bà ngày càng nhiều và tập tính nhút nhát đã thay đổi.
Voọc Cát Bà là loài linh trưởng hiếm có nhất ở Châu Á. Chúng đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng nghiêm trọng.
Chúng ta phải có biện pháp quyết liệt để bảo tồn loài Voọc Cát Bà.
Note: Bài viết được lấy nguồn từ VTV và những thông tin thực tế hàng ngày, sử dụng hình ảnh từ internet và đồng nghiệp.