Bảo tồn danh thắng Cát Bà, mới đây UBND TPHP cùng UBND huyện Cát Hải đã có kế hoạch tháo dỡ tất cả lồng bè trên Vịnh Lan Hạ.
Để đảm bảo môi trường và giữ cảnh quan cho Cát Bà cũng như Vịnh Lan Hạ. Được công nhận Quần Đảo Cát Bà là di sản thiên nhiên thế giới năm 2022.
Nhằm phát triển Du lịch Cát Bà vươn tầm cao mới với tour Vịnh Lan Hạ 1 ngày và lặn ngắm san hô.
Bảo tồn danh thắng Cát Bà và hỗ trợ tháo dỡ hơn 400 lồng bè.
Để tháo dỡ, di dời toàn bộ lồng bè này. UBND huyện Cát Hải (tp hải phòng), đã tính toán hỗ trợ kinh phí và tìm đầu ra hỗ trợ ngư dân tiêu thụ sản phẩm.
UBND huyện Cát Hải (TP Hải Phòng), đang gấp rút chuẩn bị để tháo dỡ hàng trăm cơ sở nuôi cá lồng bè khỏi vịnh Cát Bà. Nhằm chuẩn bị để được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
Tuy nhiên, hàng ngàn tấn hải sản tới kỳ thu hoạch của ngư dân nơi đây. Là vấn đề cần được giải quyết trước khi tiến hành tháo dỡ.
Bảo tồn danh thắng Cát Bà nhưng Ngư dân chưa biết chuyển nghề gì?
Cơ sở nuôi cá lồng bè của gia đình anh Đinh Như Tài (trú xã Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên). Tại khu Cặp Gù rộng hàng trăm mét vuông trên mặt biển Cát Bà.
Khu bè có căn nhà gỗ nhỏ ở giữa, chung quanh là hơn 100 ô lồng nuôi cá. Chủ yếu cá song hoa, cá giò, cá hồng.
Anh Tài cho biết cha anh ra biển Cát Bà từ năm 2007, ban đầu nuôi tu hài. Sau thấy không hiệu quả mới chuyển sang nuôi cá lồng bè.
Anh Tài cho hay bè nhà anh có 118 ô lồng, hiện còn khoảng 30 tấn cá chưa được tiêu thụ. Tuy nhiên, giữa tháng 8, chính quyền thông báo phải tháo dỡ, di dời nhà bè.
Từ lúc nhận thông báo cha con anh rất sốt ruột.
Chúng tôi chấp thuận chỉ đạo tháo dỡ của chính quyền. Nhưng phải chờ cho chúng tôi tiêu thụ hết lượng hải sản này, vì cả gia sản nằm ở đây cả.
Chính quyền cũng có hứa hẹn hỗ trợ tiêu thụ mà chưa biết thế nào? Anh Tài nói.
Theo anh Tài, gia đình anh thuộc diện phải di dời trong đợt đầu và được hỗ trợ hơn 100 triệu đồng các loại.
Gia đình anh cũng chưa biết chuyển sang làm gì khi phải tháo dỡ lồng bè. Vì trước nay chỉ gắn bó với nghề nuôi hải sản.
Bảo tồn danh thắng Cát Bà cùng Sự lo lắng của người dân
Trên bè nuôi của gia đình mình ở khu Vụng O (thị trấn Cát Bà), ông Bùi Văn Luyện (65 tuổi, trú thị trấn Cát Bà) đang cho cá ăn.
Nhà ông Luyện có 200 ô lồng nuôi cá, ngoài ra còn làm đại lý thu gom cá lồng bè của các hộ ở khu vực. Nên hiện tại có tổng cộng hơn 100 tấn cá.
Ông Luyện nói, đa số các hộ ở đây đều chấp nhận tháo dỡ theo yêu cầu của chính quyền. Nhưng phải chờ sau khi đã tiêu thụ hết hải sản.
Tương tự, ông Nguyễn Văn Nam. Chủ cơ sở nuôi cá lồng bè ở khu Tùng Gấu (xã Việt Hải), cũng lo lắng khi biết phải di dời.
Ông Nam đã ra biển Cát Bà nuôi cá lồng bè tự phát gần 20 năm. Giờ bè của ông cũng còn cỡ chục tấn hải sản chưa tiêu thụ.
“Yêu cầu tháo dỡ thì chúng tôi phải chịu.
Tuy nhiên, chúng tôi mong muốn chính quyền giúp chúng tôi tiêu thụ hết hải sản để gỡ vốn về quê. Vì ở tuổi này về quê cũng chả biết làm gì” – ông Nam nói.
Tháo dỡ lồng bè và Hỗ trợ tiêu thụ hải sản cho ngư dân
Theo UBND huyện Cát Hải, TP Hải Phòng đã ban hành nghị quyết. Hỗ trợ người dân tháo dỡ lồng bè với kinh phí hơn 68 tỉ đồng.
Cụ thể, ngư dân nuôi trước ngày 18-12-2015.
Tháo dỡ trước ngày 1-1-2023,được hỗ trợ một căn nhà chòi hơn 19,8 triệu đồng. Một ô lồng nuôi cá hơn 4,8 triệu đồng và 1 m² giàn nuôi nhuyễn thể 89.000 đồng.
Ngoài ra, người dân được hỗ trợ sản phẩm nuôi, hỗ trợ ổn định cuộc sống. Trung bình mỗi cơ sở được hỗ trợ hơn 100 triệu đồng.
Ông Bùi Tuấn Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Cát Hải cho biết. 440 cơ sở nuôi cá lồng bè (370 chủ hộ người Hải Phòng, 69 chủ hộ người ngoại tỉnh) di dời gần như toàn bộ.
Huyện đã lên kế hoạch tháo dỡ, di dời toàn bộ lồng bè nuôi trồng thủy sản với hai giai đoạn.
- Giai đoạn 1 sẽ thực hiện tháo dỡ từ ngày 6-9 đến hết năm 2021
- Giai đoạn 2 thực hiện trong năm 2022.
Theo ông Mạnh, để tháo dỡ, di dời các nhà bè này. Huyện đang tập trung tìm đầu ra hỗ trợ người dân tiêu thụ sản phẩm.
Tình hình tiêu thụ hải sản diễn ra rất thuận lợi
Ước tính toàn bộ có hơn 2.200 tấn cá lồng bè, hơn 4.200 tấn nhuyễn thể. Huyện đã thành lập tổ hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho ngư dân với 18 cán bộ tìm mối.
Đến nay, Công ty Điện lực Hải Phòng đã hỗ trợ tiêu thụ được 5 tấn cá. Ban quản lý Khu kinh tế TP đã giúp ký kết, tiêu thụ được 650 tấn.
Một số doanh nghiệp khác, cũng cam kết sẽ tiêu thụ sản phẩm cho người dân. Cơ bản sẽ đảm bảo việc tiêu thụ cho ngư dân trước khi tháo dỡ.
Ông Mạnh cho hay, lực lượng chức năng huyện Cát Hải. Sẽ khẩn trương thực hiện tháo dỡ theo kế hoạch, để trả lại cảnh quan cho vùng biển Cát Bà.
Việc này nhằm chuẩn bị các điều kiện, tiêu chí cần thiết để Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN).
Khảo sát thực địa, đánh giá hồ sơ ghi vào danh sách. Đề nghị UNESCO công nhận vịnh Hạ Long, quần đảo Cát Bà là di sản thiên nhiên thế giới vào năm 2022.